Hoa phong lữ là loài hoa không chỉ đẹp mà nó còn mang trong mình một hương thơm ngọt ngào giúp tăng cường sự tỉnh táo, minh mẫn cho trí não và giúp đầu óc được thư giãn, thoải mái… cũng chính vì điều này mà hoa rất được mọi người yêu thích.
1. Nguồn gốc và đặc điểm của hoa phong lữ
Hoa phong lữ hay còn được gọi là hoa phong lữ thảo, thiên trúc quỳ có nguồn gốc từ các nước vùng Địa Trung Hải và được trồng phổ biến ở các quốc gia có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Cây hoa phong lữ thảo là cây thân thảo lâu năm, mọc thẳng đứng, phân nhánh nhiều, thân có lông to nhỏ bao phủ, là loại cây có sức sống bền bỉ, trồng lâu năm mà vẫn khỏe mạnh. Lá có màu xanh mướt, to, tròn mềm mại dịu dàng và mọc đối nhau, có dạng hình thùy và phiến lá có răng cưa.
Hoa mọc thành cụm có hương thơm và màu sắc lôi cuốn, nổi bật, củ hoa phong lữ thảo xuất hiện sau khi hoa tàn và không tròn đều như những loại quả khác mà có hình dáng rất giống với hình dáng của mỏ chim.
Có hai loại phong lữ thảo: Hoa phong lữ thảo rủ và hoa phong lữ đứng.
Hoa phong lữ thảo đứng là loại cây thân thảo, mọng nước nhưng nếu trồng lâu ngày thân cây sẽ dần hóa gỗ, cao khoảng 20cm – 50cm và trên thân có nhiều lông mỏng màu trắng.
Còn đối với hoa phong lữ rủ thì lá và hoa sẽ có xu hướng xoay tròn quanh chậu rồi rủ xuống vô cùng mềm mại và duyên dáng.
Phong lữ thảo đứng: thuộc loại cây thân thảo nhỏ, sống lâu năm sẽ hóa gỗ, lâu hơn thì phân nhánh.
Cây hoa phong lữ rũ: thuộc loại cây thân thảo, theo thời gian cũng sẽ hóa gỗ. Các cành hoa có xu hướng buông thõng và tỏa tròn xung quanh chậu.
Lá phong lữ thảo có hình dạng thùy, có răng cưa trên phiến lá, màu xanh của lá, mềm mại và nhẹ nhàng nhưng được bảo vệ khỏi côn trùng bởi một lớp lông xù dày.
Hoa cũng có hai loại là: hoa phong lữ thảo kép và phong lữ thảo đơn. Hoa phong lữ thảo mọc thành từng chùm, cánh hoa mỏng manh, mềm mại với nhiều màu sắc sặc sỡ như đỏ, hồng, tím, trắng… mang đến hương thơm đặc trưng, hấp dẫn.
Mùa hoa phong lữ thảo nở quanh năm, tuy nhiên mùa nở là vào mùa xuân. Khi hoa tàn sẽ kết thành một chiếc mỏ hình cánh hạc có chứa hạt bên trong.
2. Ý nghĩa hoa phong lữ
Những chậu hoa phong lữ thảo luôn thu hút những người yêu hoa bởi hình dáng rất đặc biệt. Những tán lá to tròn xanh mướt của phong lữ thảo tạo thành từng chùm tròn trịa như một cây xanh được cắt tỉa cẩn thận. Vượt lên trên những chiếc lá xanh mướt ấy là những chùm hoa rực rỡ với nhiều màu sắc rất bắt mắt.
Những bông phong lữ thảo nhẹ nhàng, lặng lẽ hé nở như cô dâu e ấp chờ giờ ra mắt. Hoa phong lữ có nhiều màu sắc như hoa phong lữ trắng, hoa phong lữ tím, hoa phong lữ đỏ, chính vì vậy mà mỗi màu của phong lữ thảo lại mang một ý nghĩa khác nhau:
3. Công dụng của hoa phong lữ trong cuộc sống
Đầu tiên, phong lữ được trồng để trang trí làm hoa cảnh trong gia đình, trường hợp, bệnh viện, công viên, nhà hàng… Chúng tạo nên vẻ đẹp cho không gian sống và hương thơm của chúng góp phần tạo cảm giác tươi mới cho cuộc sống.
Thứ hai, cây hoa phong lữ còn có công dụng chữa bệnh, là một vị thuốc trong đông y chữa các chứng căng thẳng, stress, suy nhược thần kinh. Lá và hoa đều chứa tinh dầu, tinh dầu hoa phong lữ có tác dụng xua đuổi muỗi, có tác dụng an thần, thư giãn đầu óc và sản xuất nước hoa cho nam giới.
Thứ ba, hoa còn có công dụng trong ẩm thực: được chọn làm gia vị cho các món cá, gà, giúp tăng cường hệ miễn dịch và kích thích tiêu hóa rất tốt.
4. Cách trồng phong lữ thảo
Để trồng cây hoa phong lữ bạn có thể chọn cách trồng cây bằng phương pháp nhân giống bằng hạt, giâm cành hoặc cấy mô. Giâm cành là phương pháp nhân giống dễ dàng nhất, tiết kiệm nhất và phổ biến nhất.
4.1 Nhiệt độ trồng phong lữ
Đây là loài hoa cần nhiều công chăm sóc, bạn nên thường xuyên tưới nước 1-2 lần / ngày. Không gian thích hợp để trồng loài hoa này là ban công của ngôi nhà.
Cây này sống tốt trong cả điều kiện sáng, nửa nắng hoặc nửa bóng râm. Hoa thường nở từ đông sang hè, chỉ hé nở trở lại khi không khí lạnh kéo về, thời gian hoa từ khi nở đến khi tàn kéo dài khoảng 2 tuần.
4.2 Kỹ thuật chọn đất và trồng phong lữ thảo
Bạn sẽ cần đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng. Lời khuyên là bạn nên mua đất sẵn khi mua cây về, hoặc trộn đất với phân bò hoai mục, than bùn, mùn hữu cơ…
4.3 Kỹ thuật trồng phong lữ thảo theo hai cách
Cách trồng hoa phong lữ thảo bằng hạt: gieo thành hàng cách nhau 2cm, khoảng cách giữa mỗi hạt trong hàng là 5cm. Bạn cần tưới phun sương vào mỗi buổi sáng, đậy bằng giấy kiếng hoặc nilon để giữ ấm. Thời gian ủ sẽ là 2 tuần, bạn lấy cây con ra trồng vào chậu
Giâm cành: Bạn chọn cây mẹ khỏe mạnh, không sâu bệnh, cắt cành con, mỗi đoạn khoảng 10cm, có 2-3 chồi mắt. Sau đó, bạn sử dụng máy cắt vát 45 độ để giúp tối đa diện tích tiếp xúc với lớp nền. Đem giâm trực tiếp vào bầu hoặc luống ươm để ra rễ.
5. Chăm sóc hoa phong lữ thảo
Chăm sóc hoa phong lữ cũng khá đơn giản, nhiệt độ thích hợp để cây ra rễ và sinh trưởng là 22 – 25 độ và độ ẩm 80 – 85%.
Tưới nước: Tưới 1 – 2 ngày/lần tùy vào điều kiện thời tiết, chỉ tưới khi thấy đất trên mặt chậu đã khô, se lại.
Bón phân: bón đều đặn 2 – 4 tuần/lần, tránh bón phân lên lá làm cháy lá.
Một số bệnh thường gặp: rệp sáp, thối nhũn do nấm, vậy nên cần phải thường xuyên quan sát, cắt tỉa lá úa để kịp thời chữa trị cho cây.